Các
chuyên gia được Liên Hiệp Quốc ủng hộ nói cần xóa bỏ việc dùng không
hạn chế nguyên liệu hóa thạch vào 2100 để tránh thay đổi khí hậu nguy
hiểm.
Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu nói hầu
hết lượng điện trên thế giới có thể - và cần phải - được sản xuất từ các
nguồn ít thải ra khí carbon từ năm 2050.
Nếu không, ủy ban cảnh báo, thế giới sẽ đối mặt với sự hủy hoại "nghiêm trọng, rộng khắp và vĩnh viễn".
Liên Hiệp Quốc nói việc đứng nhìn và không làm gì sẽ khiến cho thế giới phải trả giá đắt hơn.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nói: "Người ta nhầm tưởng rằng ra tay vì khí hậu sẽ tốn kém lớn.
"Nhưng không làm gì còn tốn nhiều hơn," ông Ban nói.
Trong
khi đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng nói: "Những ai phớt lờ hay
nghi ngờ những bằng chứng khoa học được nêu rõ trong báo cáo [của Ủy
ban] sẽ chỉ tạo ra rủi ro lớn cho con cháu chúng ta."
Ủy ban Liên
Chính phủ về Thay đổi Khí hậu nói giảm khí thải carbon là điều tối quan
trọng nhằm hạn chế mức độ ấm nóng toàn cầu ở mức 2 độ C, mục tiêu được
đề ra từ năm 2009.
Để góp phần thực hiện mục tiêu này, người ta
cần hạn chế sử dụng than để sản xuất điện mà thay vào bằng các dạng sản
xuất điện ít thải khí carbon trong đó có hạt nhân.
Báo cáo của Ủy
ban cũng đề nghị ngưng toàn diện việc sản xuất điện từ nguyên liệu hóa
thạch mà kèm theo công nghệ xử lý chất thải carbon vào năm 2100.
Ủy
ban nhắc lại rằng giai đoạn từ 1983 tới 2012 là 30 năm nóng nhất trong
1.400 năm qua và ảnh hưởng của con người tới ấm nóng toàn cầu là "rõ
ràng".
Tin liên quan
- Mỹ cảnh báo hậu quả do biến đổi khí hậu
- 'Nên sợ biến đổi khí hậu'
- Hội nghị biến đổi khí hậu đạt thỏa thuận
- Quan điểm: Khí hậu và con người
- Quan điểm của TQ về biến đổi khí hậu
- Tuần hành phản đối hội nghị khí hậu
- Ngừng đàm phán tại Copenhagen
- 'Lo ngại về biến đổi khí hậu gia tăng'
- Sáng kiến về biến đổi khí hậu